Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Có sự ra đời của một thứ, ... nhưng ngành đóng tàu Việt Nam ĐANG Ở ĐÂU sau vụ khai sinh này ? (chứ chưa phải là sẽ đi về đâu ?)

Tập đoàn Vinashin chính thức ngừng hoạt động

(Dân trí) - Bộ Giao thông Vận tải vừa phát đi thông báo khẳng định Tập đoàn Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) chính thức chấm dứt hoạt động. Bộ này đã quyết định thành lập thay thế Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy hoạt động theo mô hình công ty mẹ-công ty con.

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết, Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy được thành lập ngày 21/10/2013, trên cơ sở tổ chức lại công ty mẹ và một số đơn vị thành viên của Tập đoàn Vinashin. Như vậy, sau nhiều năm tai tiếng vì thua lỗ và thất bại trong đầu tư, kinh doanh và quản trị, việc Vinashin ngừng hoạt động được xem là sự kiện đặc biệt đáng chú ý trong nền kinh tế nước nhà.
Tập đoàn Vinashin chấm dứt hoạt động từ ngày hôm nay 31/10
Tập đoàn Vinashin chấm dứt hoạt động từ ngày hôm nay 31/10
Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy có tên giao dịch quốc tế là Shipbuilding Industry Corporation (SBIC), hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - công ty con.
Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy là Công ty TNHH một thành viên (MTV) do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các ngân hàng theo quy định của pháp luật.
SBIC có 8 công ty con, gồm: Công ty TNHH MTV Đóng tàu Phà Rừng; Công ty TNHH MTV Đóng tàu Bạch Đằng; Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hạ Long; Công ty TNHH MTV Đóng tàu Thịnh Long; Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh; Công ty TNHH MTV Công nhiệp tàu thủy Sài Gòn; Công ty TNHH MTV Đóng tàu và Công nghiệp hàng hải Sài Gòn và Công ty cổ phần Đóng tàu Sông Cấm.
Tại thời điểm thành lập, SBIC có vốn điều lệ là 9.520 tỷ đồng. Các ngành, nghề kinh doanh chính của Tổng công ty là: Đóng mới tàu thủy, thiết bị và phương tiện nổi; Sửa chữa, hoán cải tàu thủy, thiết bị và phương tiện nổi; Tư vấn, thiết kế tàu thủy và phương tiện nổi; Tái chế, phá dỡ tàu cũ.
Ngoài ra, Tổng công ty này còn có nhiệm vụ khai thác cảng biển, cảng thủy nội địa, bến tàu, cầu tàu; Kinh doanh hoạt động lai dắt, tàu kéo, tàu đẩy, sà lan, phương tiện nổi; Xây dựng công trình thủy, nhà máy đóng tàu; Sản xuất chế tạo kết cấu thép; Các ngành, nghề sản xuất phụ trợ phục vụ trực tiếp cho ngành đóng mới và sửa chữa tàu thủy.
Bộ GTVT cho hay, sau khi được thành lập, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy có trách nhiệm kế thừa các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam; trực tiếp hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư vốn vào các công ty con, công ty liên kết; chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước tại Công ty mẹ và vốn đầu tư vào công ty con, công ty liên kết.
SBIC sẽ thực hiện sắp xếp lại 234 doanh nghiệp thuộc cơ cấu Tập đoàn Vinashin trước đây không tiếp tục duy trì trong cơ cấu Tổng công ty; Cổ phần hóa, bán chuyển nhượng vốn, chuyển giao, sáp nhập 69 doanh nghiệp; Bán, giải thể, phá sản 165 doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, các đơn vị thành viên của Tổng công ty tiếp tục thực hiện các quyền, nghĩa vụ pháp lý và lợi ích hợp pháp của đơn vị thành viên với Công ty mẹ - Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy theo quy định của pháp luật. Trong thời gian chuyển đổi mô hình tổ chức, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc (Giám đốc) và các cá nhân có liên quan của các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ tài sản, tiền vốn của đơn vị, không để hư hỏng, hao hụt, thất thoát.
Khi đi vào hoạt động, Hội đồng thành viên SBIC có trách nhiệm xây dựng Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty trình Bộ trưởng Bộ GTVT phê duyệt; Xây dựng ban hành quy chế tài chính và các quy chế quản lý nội bộ của Tổng công ty theo quy định; Tổ chức, sắp xếp lại bộ máy giúp việc của Tổng công ty theo hướng tinh gọn, hiệu quả, phù hợp với thực tiễn hoạt động sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty và bổ nhiệm cán bộ thuộc thẩm quyền của Tổng công ty theo quy định;
Tổ chức thực hiện Đề án tiếp tục tái cơ cấu Tập đoàn Vinashin đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Làm thủ tục đăng ký lại quyền sở hữu tài sản và đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty.
Châu Như Quỳnh
 http://dantri.com.vn/xa-hoi/tap-doan-vinashin-chinh-thuc-ngung-hoat-dong-796040.htm
 
 
- Xóa sổ tập đoàn tức là có ý không cho cố tập đoàn ấy dùng tiền đầu tư ra ngoài ngành, đầu tư sang những lĩnh vực khác. Thành lập một Tổng Công ty chuyên doanh và các công ty con chuyên doanh chính là để người ta phải dùng vốn vào một mục đích và cũng để người ta nhìn thấy được việc sử dụng vốn ấy. Vì sao lại thế ? Vì Tổng công ty đã có lý lịch và nhiệm vụ ghi rõ rồi (Đóng tàu và phát triển hệ thống cảng). Và Tổng Công ty ấy có một số nhất định và rõ ràng các công ty con cũng đã có lý lịch và nhiệm vụ ghi rõ rành rành rồi ! Nhìn vào thì thật là như vậy !!
- Xóa sổ một tập đoàn, cũng tức là gạt bỏ đi một cơ cấu quy mô lớn : Trước kia người ta thành lập nên một tập đoàn, tức là người ta kỳ vọng vào việc tập trung vốn và cũng là một thực thể quy mô có thể bao quát và sánh ngang với các tập đoàn lớn khác trên trường quốc tế. Giờ người ta đã xóa sổ nó ! Liệu ngành đóng tàu có được cứu ? Và nếu nó được cứu, nó có vị thế như thế nào ?

Chu kỳ kinh doanh mới

Đại gia số một 2013: Bí quyết kiếm ngàn tỷ

Không tính tới thế giới ngầm kín, trên thị trường chứng khoán (TTCK), đại gia có túi tiền khủng tăng gấp hai lần trong vòng một năm tính ra không quá hai người.
 >> Tài sản ông chủ Tôn Hoa Sen tăng hơn 1.000 tỷ đồng sau 1 năm

Đứng đầu trong các đại gia

Tập đoàn Hoa Sen (HSG) vừa công bố thông tin cho thấy chủ tịch HĐQT Lê Phước Vũ vẫn đang nắm giữ tỷ lệ cổ phiếu áp đảo trong DN do chính doanh nhân này gây dựng lên cách đây hơn 10 năm. Theo đó, ông Vũ đang nắm giữ gần 43 triệu cổ phiếu, tương đương khoảng 44,5% vốn tính tại thời điểm cuối tháng 9/2013.

Số lượng cổ phiếu và tỷ lệ cổ phần ông Vũ nắm giữ không có nhiều thay đổi so với cuối năm ngoái hay so với thời điểm một năm trước đó (năm tài chính của HSG kết thúc vào cuối tháng 9) nhưng tổng giá trị cổ phiếu mà ông Vũ đang nắm giữ lại tăng hơn 2 lần.

Cũng giống như diễn biến chung trên thị trường, cổ phiếu HSG tăng giá mạnh trong gần 5 tháng đầu năm 2013 và vẫn đang giữ được mức giá cao vào thời điểm hiện tại, cuối tháng 10 này. Đi cùng với đó, túi tiền của rất nhiều đại gia nở phình ra.

Điểm khác biệt có lẽ ở tốc độ kiếm tiền, và nếu xét theo khía cạnh này thì không ai trong số 20 người giàu nhất trên TTCK sánh được ông Lê Phước Vũ.

Tính từ đầu năm tới nay, doanh nhân phật tử Lê Phước Vũ đã "kiếm" thêm khoảng 830 tỷ đồng, nâng tổng túi tiền tính theo giá trị cổ phiếu đang nắm giữ lên trên 1.600 tỷ đồng, tương đương tăng khoảng 100%.
 
Đại gia số một 2013: Bí quyết kiếm ngàn tỷ
 
Đại gia có tốc độ tăng bám sát nút ông Vũ là ông trùm ngành thép Trần Đình Long - người đang điều hành Tập đoàn Hòa Phát - với kết quả kinh doanh khá ấn tượng trong thời kỳ BĐS vẫn trầm lắng. Tốc độ tăng tài sản của ông Long là hơn 1,7 lần trong 10 tháng đầu năm.

Cùng thời điểm này, trong tốp 20 người giàu nhất sàn, không ít người chứng kiến tài sản giảm, như bà Nguyễn Hoàng Yến (MSN), ông Hồ Hùng Anh (MSN), ông Nguyễn Văn Đạt (DPR), Trần Phát Minh (STB), Trầm Trọng Ngân (STB).

Không nằm trong tốp 20, nhưng vợ ông Lê Phước Vũ là bà Hoàng Thị Xuân Hương cũng có tốc độ tài sản tăng giống như ông Vũ. Bà Hương đang sở hữu hơn 6,7 triệu cổ phần HSG, tương đương gần 7% vốn tại DN này, với tài sản tăng thêm 120 tỷ lên gần 260 tỷ đồng.

Cũng như nhiều cổ phiếu khác, HSG tăng giá là do nền kinh tế sáng sủa hơn so với một năm trước, các DN chịu ít áp lực hơn, lãi suất vay thấp hơn, dòng tiền được cải thiện đáng kể... Tuy nhiên, tăng ngoạn mục nhờ kết quả kinh doanh ấn tượng (trong số các đại gia hàng đầu) có lẽ chỉ có HSG, HPG, HVG.

Bí quyết của các ông trùm kiếm tiền

Có thể thấy, tốc độ tăng tài sản gấp hai lần trong vòng một năm là điều hiếm thấy trên TTCK cũng như trong cộng đồng DN. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận của một DN thông thường chỉ khoảng 15%. Giá cổ phiếu theo đó cũng chỉ tăng ở mức gần tương tự. Những trường hợp tăng gấp đôi rất hiếm, đặc biệt đối với các DN có quy mô lớn.

Trường hợp ông Lê Phước Vũ, túi tiền của đại gia này tăng mạnh chủ yếu nhờ kết quả kinh doanh ấn tượng của Tập đoàn Hoa Sen. Hiện DN này chưa công bố báo cáo hợp nhất, nhưng trong niên độ tài chính 1/10/2012 - 30/9/2013, Công ty mẹ Hoa Sen lãi hơn 608 tỷ đồng, tăng 68% so với niên độ tài chính 2011-2012.

Còn với người giàu thứ ba trên TTCK, ông Trần Đình Long, tài sản của đại gia này tăng mạnh là vì Tập đoàn Hòa Phát kinh doanh vượt trội, chỉ trong 9 tháng đã vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm 27%. HVG của ông Dương Ngọc Minh cũng thế.

Như vậy, tài sản của các đại gia tăng là do DN kinh doanh tốt và dấu ấn lèo lái DN rất lớn của những người đứng đầu.

Chẳng hạn, nói tới Hoa Sen, giới đầu tư không thể không nhắc tới ông Lê Phước Vũ với sự bứt phá mạnh mẽ ngay từ nửa đầu năm 2013 và lọt vào tốp 10 người giàu nhất trên TTCK. Hoa Sen hiện vươn lên hàng đứng đầu cả nước về sản phẩm tôn (chiếm 42% thị phần). Hay với Hòa Phát, thành công của DN này gắn liền với tên tuổi của đại gia Trần Đình Long. Đây là một trong những DN lớn và có hiệu quả kinh doanh lớn nhất ngành thép Việt Nam, với dấu ấn của đại gia hai lần sắm máy bay triệu đô phục vụ công việc.

Có thể thấy, trong khó khăn mới xác định được đâu là kẻ mạnh. Trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với khủng hoảng, một số DN không những vượt lên trên giông bão mà còn tận dụng được khủng hoảng để mở rộng thị phần.

Việc thắng bại của DN phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh. Với HSG, HPG hay HVG, chiến lược phát triển là tập trung vào thế mạnh riêng của mình; xây dựng hệ thống bán lẻ tốt, thương hiệu thân thiện với người tiêu dùng cũng như giá cả cạnh tranh là yếu tố giúp các DN bứt phá nhanh chóng.

Bên cạnh đó, các DN này luôn coi trọng yếu tố minh bạch, sẵn sàng chia sẻ thông tin với các CTCK, với các NĐT, quỹ đầu tư, báo giới...

Tất nhiên, đứng đằng sau các thành công của DN chắc chắn đóng góp quan trọng nhất là của những người lãnh đạo. Tầm nhìn, sự nỗ lực và nhiệt huyết của họ là yếu tố giúp các DN phát triển. Tuy nhiên, về lâu dài, việc xây dựng một hệ thống quản trị chuyên nghiệp là cần thiết cho sự phát triển bền vững của DN, tránh khả năng suy thoái khi cá nhân kiệt xuất không còn ở vị trí lãnh đạo.
Theo Mạnh Hà VEF
http://dantri.com.vn/kinh-doanh/dai-gia-so-mot-2013-bi-quyet-kiem-ngan-ty-795831.htm

Mối quan hệ giữa : nền kinh tế làm ăn khấm khá hơn ....lãi suất cho vay thấp hơn....dòng tiền tăng đáng kể !!!!
Cứ mỗi lần vượt qua khỏi đáy của Chu kỳ kinh doanh thì : lãi suất thường ở mức thấp (lý giải : việc này tính từ mức doanh lợi, lợi tức của các nhà tư bản thời kỳ kinh tế suy thoái thì cũng giảm lợi nhuận theo, từ giảm lợi nhuận dẫn động đến việc giảm lợi tức, mà một trong số đó là lợi tức cho vay), dòng tiền dư dả hơn tức là giá trị hàng hóa được thực hiện một các trơn hơn, dẫn động đến việc tăng giá trị thặng dư.
Nhưng xét về việc tăng giá trị thặng dư sẽ dần dần với sự chiếm dụng nó như vốn có, mà chính là thông qua việc lưu thông trơn tru của đồng tiền : Có quá nhiều sự chuyển đổi xung quanh một đồng tiền, qua các tầng lớp không sản xuất...và rồi chính nó là nguyên nhân của một cuộc lạm phát. Lúc này có hiện tượng "nóng" của thị trường.
Còn đâu là nguyên nhân của việc dư dả dòng tiền ? Bản thân sự hạ lãi suất ngân hàng không phải là nguyên nhân trực tiếp của sự dư dả dòng tiền. Đó là sự tác động vĩ mô trong tầm nội lưu của các biến kinh tế như : G, Y và I. Chẳng hạn như biến I nhận trễ từ sự tiết kiệm ...
Tuy nhiên, tất cả logic không phải lúc nào cũng diễn ra như vậy : Mối quan hệ giữa việc khủng hoảng tràn lan, khủng hoảng khi ở điểm đáy với điểm đi lên của chu kỳ mới thì chưa hẳn lúc nào cũng giải thích như là sự giảm lợi nhuận, rồi lợi tức ...